Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Chọn du học Nhật bản tự túc


, hình thức du học tự túc, hinh thuc du hoc tu tuc, chi phí du học tự túc, chi phi du hoc tu tuc, điều kiện du học tự túc, dieu kien du hoc tu tuc, du học, du hoc tu tuc, du học nhật tự túc, du hoc, du hoc tu tuc, du học du học tự túc, du hoc nhat tu tuc, du học nhật tự túc, du học nhật bản tự túc, du học nhật tự túc, hình thức du học tự túc, hinh thuc du hoc tu tuc
du hoc nhat tu tucDu học Nhật Bản tự túc – hình thức đang được nhiều người quan tâm với nhiều ưu điểm đặc biệt như chi phí du học thấp, khả năng kiếm thêm việc làm thêm thu nhập cao, chương trình học chất lượng và môi trường học tập cạnh tranh. Liệu có nên đầu tư như thế không?
Muốn du học tự túc tại Nhật Bản thì làm như thế nào?
Là hình thức mà du học sinh tự trả các chi phí liên quan đến du học. Nhật Bản là nước có chuẩn mực giáo dục cao. Các chương trình đào tạo và bằng cấp của Nhật Bản đã được thừa nhận trên toàn thế giới.
Sau khi kết thúc khóa học Nhật ngữ, học viên có thể đăng ký vào các khóa chuyên ngành, Cao đẳng, Đại học và sau Đại học…phù hợp với khả năng tài chính và khả năng học tập của bản thân.
Đây có phải cách đầu tư thông minh?
Du học Nhật Bản tự túc là tự nắm lấy tương lai của mình. Nhật Bản được đánh giá là nước có nền giáo dục đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Anh và Mỹ, môi trường học tập hiện đại, công nghệ tiên tiến, tài liệu chuyên sâu và chú trọng chất lượng đầu ra. Sau khi du học về, cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến tương lai cũng được mở rộng.
Du học tự túc là cách đầu tư thông minh cho tương lai
Cũng không quá lo lắng về khả năng tài chính khi đi du học tự túc bởi vì, chi phí du học Nhật Bản không cao, bạn có thể tìm việc làm thêm hoặc kết hợp ở ghép homestay hoặc theo chương trình vừa học vừa làm. Du học Nhật Bản theo diện tự túc sẽ giúp bạn trưởng thành hơn rất nhiều, bạn sẽ phải chủ động lên kế hoạch cho bản thân, phải tự đứng ra lo toan cho tương lai và chịu trách nhiệm hoàn toàn với chính bản thân mình.
Để du học Nhật Bản tự túc, rất đơn giản, bạn có thể tìm hiểu thông tin trường học qua mạng, nộp hồ sơ, đi phỏng vấn, làm visa… Hoặc đơn giản hơn, có thể liên hệ với những công ty tư vấn du học uy tín để có thể hoàn thiện hồ sơ du học một cách nhanh nhất.
Du học Nhật Bản theo diện tự túc đơn giản với chi phí thấp
Hiện nay, cộng đồng du học sinh du học theo diện tự túc tại Nhật rất đông đảo và hoạt động khá là hiệu quả. Du học Nhật Bản theo diện tự túc không phải cá nhân nào cũng thuộc dạng cậu ấm cô chiêu, có rất nhiều bạn vì ước mơ học tập ở đất nước hoa anh đào quá lớn mà đã thử sức với chương trình vừa học vừa làm với chi phí thấp. “Ước mơ, nghị lực và cả khát khao học tập quá cháy bỏng thôi thúc em phải sang cho bằng được Nhật Bản mà trong tay không có đến 100 triệu đồng.”
– Chia sẻ từ 1 du học sinh đi du học theo diện tự túc.
Để được hỗ trợ thêm thông tin du học và giới thiệu việc làm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Hiện là đại diện của nhiều trường Nhật ngữ, dạy Nghề, Cao đẳng, Đại học nổi tiếng tại Nhật Bản. Chính vì vậy đến với du học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn trường và chọn vùng khác nhau. Công ty chúng tôi luôn tuyển sinh du học vừa học vừa làm tại Nhật bản cho 4 kỳ  nhập học gồm: tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm.
Đối tượng được tham gia đăng ký:

*  Là các em học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 các em đang hoặc đã tốt nghiệp Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học hay các bạn đang đi làm.
*  Học sinh có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh truyển nhiễm và không tiền án, tiền sự.
*  Biết tiếng Nhật trương đương N5 (trường hợp không biết tiếng Nhật cũng được đăng ký)
Thời gian học:         
•  Học dự bị tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm.         
•  Học Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học từ 2 đến 6 năm.         
•  Học sau đại học: 2 năm (học thạc sỹ ) 3 năm (học tiến sỹ)
Quyền lợi:
-  Được cấp visa du học-  Được làm thêm theo qui định của chính phủ Nhật Bản-  Được học lên cao theo chương trình học yêu thích
-  Học tập, cư trú và làm việc theo quy định của chính phủ Nhật và của trường mà du học sinh theo học.
-  Học sinh đáp ứng đủ yêu cầu đầu vào sẽ được trường Nhật ngữ bên phía Nhật bảo lãnh và thu xếp cho học sinh vào học.
-  Học sinh sau khi tốt nghiệp nếu tìm được việc làm thì sẽ được cấp Visa để làm việc tại Nhật.
Để được hỗ trợ thêm thông tin du học và giới thiệu việc làm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi giúp bạn.

Học Cao đẳng, Đại học tại Nhật bản

hoc cao dang tai nhat, học cao đẳng tại nhật bản, hoc cao dang tai nhat ban, hoc dai hoc, học đại học, học đại học tại nhật, hoc dai hoc tai nhat, học đại học tại nhật bản, hoc dai hoc tai nhat ban, hoc cao dang dai hoc tai nhat, học cao đẳng đại học tại nhật bản, học cao đẳng, hoc cao dang, hoc cao đảng tại nhật, hoc cao dang tai nhat, học cao đẳng tại nhật bản
cao dang dai hoc tai nhatHọc Cao đẳng, Đại học tại Nhật bản - Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tại trường tiếng ở Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học. Sau đó, chuyển lên học tại các trường Dạy Nghề, Cao Đẳng hay Đại Học, cũng có một số ít trường Đại Học yêu cầu thi nên việc chọn vào học tại các trường có chuyên ngành mà mình muốn học bạn nên xem kỹ trường đó có yêu cầu thi hay không.
Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật - chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.
Thời gian các hệ học
Đại học:
Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm. Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.Sau đại học:
Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor) học 5 năm.
Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm). Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.
Cao đẳng:
Học 2 năm, nhưng có khoa như điều dưỡng học 3 năm. Trường kỹ thuật - nghiệp vụ: là trường dạy nghề, học từ 1 đến 3 năm (nhưng phần lớn học 2 năm). Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm (có môn học lâu hơn), dành cho đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
Để tốt nghiệp ĐH trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 môn học; thời gian 6 năm, sinh viên ngành y, nha khoa phải có trên 188 môn học, ngành thú y phải có trên 182 môn học. Về cao học (trên 2 năm), sinh viên cần có trên 30 môn học. Đối với cao đẳng, học 2 năm trở lên, cần có trên 62 môn học; nếu học 3 năm, cần có trên 92 môn học. Còn tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.
Có 2 cách xin học bổng:
Nộp đơn ở nước ngoài trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu. Ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể chỉ dựa vào học bổng.
Điều kiện nhập học:
Muốn vào các trường Đại học, Cao đẳng của Nhật Bản phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:
1.    Hoàn thành 12 năm học phổ thông ở nước sở tại hoặc những người đã hoàn thành xong bậc trung học phổ thông của những trường quốc tế tại Nhật Bản, và đủ 18 tuổi.
2.    Theo Bộ Giáo Dục và Khoa Học, những sinh viên đến từ những nước có chế độ học phổ thông 10 hay 11 năm thì phải theo học “Khóa dự bị đại học”, và đủ 18 tuổi.
3.    Những người đã đỗ ở kỳ thi năng lực tại nước sở tại tương đương với “ Kỳ thi năng lực tốt nghiệp bậc phổ thông” của Nhật Bản.
4.    Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc có học lực cao hơn, theo điều tra tư cách nhập học của các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp và đủ 18 tuổi.
Các giấy tờ cần thiết:
Tùy theo từng trường có thể khác nhau, nhìn chung cần các giấy tờ sau:
1.    Đơn xin học (theo mẫu của trường)
2.    Sơ yếu lý lịch
3.    Bằng tốt nghiệp PTTH hay giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
4.    Học bạ PTTH
5.    Giấy tiến cử của hiệu trưởng hoặc giáo viên trường đó.
6.    Giấy khám sực khỏe
7.    Ảnh
8.    Giấy chứng nhận ngoại kiều (trường hợp đang ở Nhật)
9.    (Giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh)
Kỳ thi nhập học:
1.    Xét tuyển hồ sơ.
2.    Kiểm tra học lực.
3.    Phỏng vấn
4.    Viết báo cáo hoặc bài tự luận
5.    Kiểm tra một số năng lực khác có liên quan.
6.    Kỳ thi du học Nhật Bản.
7.    Kỳ thi năng lực tiếng Nhật.Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU).
Kỳ thi du học Nhật Bản là kỳ thi do JASSO tổ chức, được coi là một phần nội dung thi tuyển dành cho các sinh viên du học tự túc muốn theo học đại học tại Nhật bản. Kỳ thi được tổ chức 1 năm 2 lần, vào tháng 6 và tháng 11, tại Hà Nội và TP. HCM.
Nội dung thi bao gồm:
a)    Thi năng lực tiếng Nhật: Đáng giá trình độ tiếng Nhật (tiếng Nhật hàn lâm) để học ở bậc Đại học Nhật Bản, thời gian thi 120 phút, điểm số từ 0 – 400.
b)    Thi các môn tự nhiên (chọn 2 môn trong 3 môn thi là Vật lý, Hóa học, Sinh vật), thời gian thi 80 phút, điểm số từ 0 – 200.
c)    Thi môn tổng hợp: Đáng giá các kỹ năng cơ bản cần cho các môn đại cương đặc biệt là năng lực lý luận và khả năng tư duy để học tại các trường Đại học của Nhật Bản. Thời gian thi 80 phút, điểm số từ 0 - 200
d)    Thi toán sơ cấp 1 và 2 (đối với chuyên nghành học cần nhiều đến toán) thời gian thi 80 phút, điểm số từ 0 – 200.
Thời gian nộp đơn dự thi đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 3, đợt 2 vào tháng 7.
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật và Kỳ thi Đại học
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật là kỳ thi nhằm đánh giá và công nhận năng lực tiếng Nhật cho người nước ngoài, được tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm tại nước Nhật và nước ngoài. Kỳ thi tổ chức vào tháng 7 chỉ thi 2 cấp độ là 1 kyu và 2 kyu còn kỳ thi vào tháng 12 thi đủ 4 cấp độ. Những học sinh muốn dự thi vào các trường quốc lập, công lập và một số trường dân lập sẽ phải dự kỳ thi tại trung tâm thi đại học. Hầu hết du học sinh được miễn kỳ thi này, tuy nhiên cũng có một số trường Đại học (chủ yếu đào tạo Y khoa, Nha Khoa) bắt buộc du học sinh phải dự kỳ thi này.

Các loại visa Nhật bản, du học, du lịch...

các loại visa nhật, visa, visa nhật bản, visa nhat ban, visa du hoc, visa du học, visa du học nhật, visa du hoc nhat, visa du hoc nhat ban, visa du học nhật bản, visa du lich, visa du lịch, visa du  lịch Nhật, visa du lich nhat, visa du lich nhat ban, visa du lich nhat ban, visa du lịch nhật bản, cac loai visa nhat, các loại visa nhật, visa, visa nhật bản, visa nhat ban,
visa nhat banCác loại visa Nhật bản - Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất (Số điện thoại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp Nhật: 03-3580-4111). 
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Hộ chiếu
(2) Tờ khai xin cấp Visa (1 tờ)
(3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
(4) Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
(5) Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản)
+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
+ Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...
Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.
Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa
(1) Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
(2) Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45
Thời gian cần thiết
5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)
Ví dụ: Nộp đơn xin cấp Visa sáng thứ Hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Hai tuần tiếp theo.
Lệ phí
- Visa hiệu lực 1 lần: 480.000 VNĐ
- Visa hiệu lực nhiều lần: 970.000 VNĐ
Tiêu chuẩn cơ bản theo quy định về việc cấp visa
Theo quy định, nếu người xin cấp visa thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
-  Người xin visa được xác nhận chính xác là có hộ chiếu còn hạn sử dụng, có quyền
và tư cách được trở về nước mình hoặc tái nhập quốc lại nước người đó đang lưu trú.
-   Hồ sơ xuất trình xin visa phải đầy đủ, hợp lệ.
-   Hoạt động dự định của người xin visa tại Nhật hoặc thân phận, vị trí và thời hạn
lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được
quy định tại Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn.

Tìm hiểu các loại visa Nhật bản
visa du hoc nhat ban1Chính phủ Nhật Bản quy định từ ngày 20/11/2007 tất cả người nước ngoài nhập cảnh vào theo mọi hình thức phải trải qua các quy trình kiểm tra của Sở lưu trú hay Đại sứ quán ở nước sở tại như sau:
+  Lấy dấu vân tay
+  Chụp ảnh trước khi vào nước Nhật để phòng khủng bố
Bất cứ ai từ chối hợp tác sẽ không được cấp phép nhập cảnh vào Nhật.
Một số trường hợp được đặc cách: Trẻ em dưới 16 tuổi và 1 vài nhóm đặc biệt như là các nhà ngoại giao, các cuộc viếng thăm cấp cao và các trường hợp viễn trú đặc biệt.
Tất cả người nước ngoài đều sẽ phải có 1 loại visa khi nhập cảnh vào Nhật. Có khoảng hơn 20 loại visa vào Nhật, bao gồm “Visa tạm thời” cho các khách du lịch và các loại visa cho sinh viên, lao động và người thân của những người đang cư trú tại Nhật
Visa loại du lịch và thương gia
Người nước ngoài thuộc quốc tịch của 1 trong hơn 50 quốc gia mà Nhật Bản cho phép miễn visa tạm thời thì chỉ cần 1 passport (hộ chiếu) hợp lệ đã có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức khách du lịch hoặc thương gia. Ngững người có visa tạm thời sẽ được phép lưu trú tại Nhật lên tối đa là 90 ngày.
Người nước ngoài có visa tạm thời không được phép tham gia kinh doanh, mua bán. Tuy nhiên vẫn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trường Nhật ngữ.
Tất cả các khách du lịch nước ngoài phải luôn mang hộ chiếu trong người.
Visa lao động
Người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật cần có visa lao động từ đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Nhật nước sở tại cấp để có thể nhập cảnh vào Nhật Bản dưới dạng visa được phép lao động.
* Có hơn 12 loại hình visa lao động, mỗi loại cho phép người sở hữu nó được phép làm việc trong các loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau, ví dụ như phóng viên, nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, giải trí, quản trị kinh doanh, dịch vụ quốc tế,…   
*   Nếu bạn đổi việc trong thời gian ở Nhật và công việc mới ko nằm trong lĩnh vực lao động được phép (Ví dụ như từ giáo dục chuyển sang kỹ thuât), bạn cần thay đổi loại visa.
*  Bằng đại học hoặc các chứng chỉ chuyên môn sẽ được yêu cầu khi nộp đơn xin visa lao động. Người muốn xin cấp visa lao động phải được 1 công ty tại Nhật chấp nhận hoặc là có 1 người bảo lãnh. Visa lao động thường được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn.
Người nước ngoài muốn học tại Nhật Bản (Trừ trường hợp tham gia các kháo học tiếng ngắn hạn), cần có visa du học cấp tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản mới có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức lưu trú du học dài hạn.
Có nhiều loại visa du học, phân biệt theo loại hình học tập
Ví dụ:  Visa Dự bị đại học, Đại học hoặc là các hình thức giao lưu văn hóa. Người muốn xin cấp visa du học cần được 1 trường ở Nhật chấp nhận và bằng chứng có đủ khả năng tài chính để chi trả các chi phí trong suốt thời gian học. Visa du học sẽ được cấp với kỳ hạn 6 tháng đến 2 năm và có thể gia hạn. Du học sinh không được phép tham gia các hoạt động kinh doanh, buôn bán trừ khi được phép của trường và văn phòng xuất nhập cảnh. Ngay cả khi đã có giấy phép, du học sinh cũng chi có thể làm việc với số giờ mỗi tuần bị giới hạn. (Khoảng 28h/tuần).
Visa vợ chồng hoặc người phụ thuộc
Người nước ngoài kết hôn với 1 người mang quốc tịch Nhật hoặc với người đã có visa vĩnh trú tại Nhật có thể lấy được visa vợ chồng, cho phép họ kết hôn và buôn bán tại Nhật. Visa loại này được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn. 
-  Vợ (chồng) của người nước ngoài, những người đang sống tại Nhật với hình thức lưu trú được phép lao động, có thể nộp đơn để xin cho 1 visa người phụ thuộc. Visa người phụ thuộc được cấp với kỳ hạn từ 3 tháng đến 3 năm và có thể gia hạn. 
-  Người phụ thuộc không được phép tham gia kinh doanh, buôn bán, trừ khi họ có giấy phép từ cục xuất nhập cảnh. Ngay cả khi có giấy phép thì người phụ thuộc cũng chỉ có thể làm việc với khoảng thời gian trong tuần bị giới hạn.
Thẻ ngoại kiều
visa du hoc nhat ban2Tất cả người nước ngoài lưu trú ở Nhật hơn 90 ngày cần nộp đơn xin cấp thẻ ngoại kiều trong 90 ngày đầu tại Nhật. Đơn sẽ được xử lý tại văn phòng trực thuộc địa phương (Ví dụ như văn phòng thành phố). Thẻ ngoại kiều là giấy tờ quan trọng để có thể mở tài khoản ngân hàng, đăng ký điện thoại hay các hoạt động tương tự khác. Người nước ngoài cư trú tại Nhật sẽ phải luôn mang thẻ ngoại kiều bên người khi sống tại Nhật.

Gia hạn giấy phép lưu trú
+  Hầu hết các loại visa cho phép bạn ở Nhật trong khoảng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm. Nếu bạn muốn ở lại lâu hơn, bạn phải nộp đơn xin gia hạn tại cục nhập cảnh tại Nhật trước ngày mãn hạn visa.
+  Đơn sẽ được xử lý rất đơn giản, chỉ cần bạn vẫn đáp ứng và tuân thủ các điều kiện của visa. Sẽ mất từ vài ngày đến vài tuần để đơn được xử lý. Trong thời gian đó bạn sẽ vẫn được sống tại Nhật kể cả khi visa của bạn đáo hạn.
Thay đổi loại visa
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi hình thức lưu trú (ví dụ từ khách du lịch sang giáo viên hoặc từ sinh viên qua kỹ sư) ở 1 cục nhập cảnh bất kỳ trên nước Nhật. Bạn sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ tương tự như khi bạn nộp đơn xin visa ở Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản.
Visa tái nhập cảnh
Người nước ngoài lưu trú muốn tạm thời ra khỏi nước Nhật cần xin giấy phép tái nhập cảnh, nếu không sẽ bị mất quyền lưu trú ngay khi ra khỏi Nhật. Giấy phép tái nhập cảnh cho cá nhân hay cho tập thể có thể xin được ở các văn phòng nhập cảnh (Và 1 vài sân bay trong trường hợp khẩn cấp).
Visa vĩnh trú
Người nước ngoài lưu trú mà có nhân cách tốt và có đủ khả năng tài chính để sống tự lập tại Nhật có thể được cấp visa vĩnh trú nếu họ sống ở Nhật ít nhất là 10 năm liên tục (Trong trường hợp vợ hoặc chồng là người Nhật hoặc là người có nhiều đóng góp cho xã hội Nhật thì có thể ngắn hơn). Nếu có visa vĩnh trú bạn sẽ được ở Nhật vô thời hạn và được phép kinh doanh, buôn bán
Chuyển quốc tịch
Người nước ngoài sống ở Nhật ít nhất 5 năm liên tục (Trong trường hợp kết hôn với người Nhật thì có thể ngắn hơn) có nhân cách tốt, ko vi phạm pháp luật và có đủ khả năng tài chính muốn bỏ quốc tịch hiện tại của mình sẽ được cấp quốc tịch Nhật Bản.

Thủ tục hồ sơ xin visa du học Nhật bản

thu tuc ho so xin visa du hoc nhat ban, thủ tục hồ sơ xin visa du học nhật, thủ tục hồ sơ xin visa du học nhật bản, thu tuc ho so xin visa du hoc, thu tuc ho so xin visa du hoc nhat, thu tuc ho so xin visa du hoc nhat ban, thu tuc ho so, thủ tục hồ sơ, thủ tục hồ sơ xin visa, thu tuc ho so xin visa, thủ tục hồ sơ du học, thu tuc ho so du hoc, thu tuc ho so xin visa du hoc nhat,
visa du hocThông tin xét cấp visa du học Nhật Bản
Kể từ tháng 04/2011, một số Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản đã thay đổi địa điểm xét hồ sơ và sát nhập các chi cục nhỏ lẻ với nhau. Để kịp thời cập nhật thông tin đến các bạn học sinh quan tâm chương trình du học Nhật Bản chúng tôi xin công bố quyết định mới nhất về việc sát nhập các chi cục xét hồ sơ du học Nhật Bản cho các năm tiếp theo.
Hồ sơ xin visa du học Nhật bản được xét phân theo khu vực sau:
Cục quản lý nhập cảnh và khu vực xét hồ sơ
Sapporo :   Hokkaido                                                        
Sendai :  Sendai, Miyagi, Fukushima, Yamagata, Iwate, Akita, Aomori     
Tokyo :  Tokyo, Chiba, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Yamanashi, Nagano, Niigata
Yokohama:   Yokohama, Kanagawa                                   
Nagoy :   Aichi, Mie, Shizuoka, Gifu, Fukui, Toyama, Ishikawa   
Osaka :    Osaka, Kyoto, Nara, Shiga, Wakayama
Hiroshima :   Hiroshima, Yamaguchi, Okayama, Tottori, Shimane
Fukuoka :   Fukuoka, Saga, Nagasaki, Oita, Kumamoto, Kagoshima, Miyazaki
Okinawa :    Okinawa
Kobe:    Kobe, Kagawa, Ehime, Tokushima, Kochi                             
Mỗi Chi cục quản lý nhập cảnh sẽ có những quy định về xét hồ sơ khác nhau. Do đó trước khi lựa chọn khu vực mà mình dự định theo học. Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi để được tư vấn về hồ sơ.
Thủ tục cấp visa khi đi du học Nhật bản

Khi đi du lịch, tham quan nước ngoài thì việc cấp Visa của các Lãnh Sự Quán nước đó là điều hết sức quan trọng, bởi nếu không được cấp Visa thì đồng nghĩa với bạn sẽ không được phép xuất cảnh ra nước ngoài. Chính vì vậy là Visa du học lại càng quan trọng hơn, đối với các học sinh, sinh viên khi muốn ra nước ngoài học tập và làm việc. Để hiểu rõ hơn về việc xin cấp Visa khi du hoc nhat ban bạn hãy đọc những điều dưới đây:
Visa du học Nhật Bản chia ra làm những loại sau:
- Visa học tiếng: 1 năm, sau sẽ gia hạn tối đa là 2 năm.
- Visa học trường chuyên môn, Đại học hoặc sau Đại học: 1 năm, hoặc tối đa là hai năm, sẽ được gia hạn đến tận khi tốt nghiệp.
Để có được Visa du học Nhật Bản, sau khi có kết quả COE từ sở Lưu trú Nhật bản, chúng tôi tiến hành hoàn tất thủ tục hồ sơ hoàn chỉnh khi nộp lên Lãnh Sự Quán Nhật Bản để xin visa.
Thủ tục hồ sơ xin visa gồm:
- Đơn xin visa.
- Hai ảnh 3×4, chụp trong vòng 3 tháng, nhìn cận mặt, không đeo kính, đội mũ hoặc trùm khăn.
- Xin giấy Cư trú hợp pháp do Bộ Tư pháp Nhật cấp, thông qua văn phòng du học.
- Giấy nhập học của nhà trường (bản copy)
- Lệ phí (theo qui định của Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại Tp Hồ Chí Minh).
Các giấy tờ trên nộp tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật.
Thời gian: Sau 1 tuần, các bạn sẽ nhận được visa du học Nhật Bản.
Tìm hiểu và thông tin cấp các loại visa Nhật bản tại đây: http://duhochienquang.com/thu-tuc-du-hoc-nhat-ban.html
Để biết về thông tin du học Nhật bản hay thủ tục visa du học Nhật bản, bạn hãy liên hệ với chúng tôi tư vấn hướng dẫn thật kỹ để chuẩn bị một hồ sơ hoàn chỉnh nhất khi xin visa nhé!
Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại tại văn phòng chúng tôi.

Điều kiện học cao đẳng đại học ở Nhật bản

điều kiện học đại học ở nhật bản, điều kiện học đại học ở nhật bản, điều kiện du hoc, điều kiện học đại học cao đẳng ở Nhật bản, du học nhật, du học nhật bản, du hoc nhat, du hoc nhat ban, dieu kien hoc cao dang o nhat, dieu kien hoc cao dang o nhat ban, điều kiện học cao đẳng ở nhật, điều kiện học đại học ở nhật, dieu kien hoc dai hoc o nhat, điều kiện học đại học
5Đối với việc visa du học Nhật bản, bảo lãnh tài chính là điều không thể thiếu cho người nộp đơn xin học tại bất kỳ trường nào ở Nhật. Bảo trợ tài chính là việc hết sức quan trọng, để thuyết phục được Sở Lưu Trú Nhật bản đồng ý cho bạn vào Nhật, trước tiên phải chuẩn bị hoàn chỉnh các thủ tục không được sai sót hay nhầm lẫn điều gì.
Ở trường hợp khi nộp đơn đi học, có nhiều lý do cần người bảo lãnh là “Bảo đảm tài chính để trang trải chi phí du học nhật bản”, “Bảo đảm không có vấn đề gì xảy ra khi làm thủ tục cư trú sau khi nhập học”.

Người bảo lãnh là đối tượng nhân thân Bố hoặc Mẹ

Người bảo lãnh là người thân, cùng huyết thống (Ảnh minh họa)

Các trường hợp sau đây, cần phải liên lạc với người bảo lãnh của du học sinh

-Khi nộp đơn vào trường học tiếng, đại học, trường dạy nghề

-Khi thuê nhà

-Khi xin đi làm thêm

Ở trường hợp khi nộp đơn đi học, có nhiều lý do cần người bảo lãnh là “Bảo đảm tài chính để trang trải chi phí du học”, “Bảo đảm không có vấn đề gì xảy ra khi làm thủ tục cư trú sau khi nhập học”.

Hồ sơ gồm:

-Giấy đảm bảo nhân thân

- Giấy cam đoan

- Giấy chứng nhận công dân của người bảo lãnh

- Giấy chứng nhận nơi công tác của người bảo lãnh…

Nếu như du học sinh không trả được học phí thì người bảo lãnh sẽ phải trả thay, Người bảo lãnh không chỉ đảm bảo cho khả năng tài chính là còn phải đảm bảo tư cách đạo đức của du học sinh, Vì vậy, cần xây dựng một mối quan hệ đáng tin cậy và tránh không gây rắc rối cho người bảo lãnh.

Khi du học sinh muốn thuê nhà, bạn cũng cần phải có “người bảo lãnh liên đới”, không phải chỉ có người nước ngoài mà người Nhật cũng vậy. Trong trường hợp bạn đến ngày mà không thể trả tiền nhà, làm hỏng các thiết bị trong phòng, không có tiền sửa nhà thì chủ nhà có quyền yêu cầu người bảo lãnh liên đới chi trả.

Có những chế độ dành cho những du học sinh có ít người quen là người Nhật khi có những cơ quan hoặc giáo viên ở trường đó nhận bảo lãnh.

Bồi thường tổng hợp đối với nhà ở của du học sinh

Tổ chức hỗ trợ giáo dục quốc tế đứng ra thực hiện chế độ này, đề phòng trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn và tránh không phải làm phiền người bảo lãnh. Chế độ bồi thường 1 năm (đóng 4000 yên tiền bảo hiểm) và chế độ 2 năm (đóng 8000 yên tiền bảo hiểm). Người tham gia bảo hiểm này có thể kéo dài thêm 6 tháng (đóng thêm 2000 yên) theo nguyện vọng. Chế độ này dành cho những người có tư cách cư trú visa “du học” tại các trường đại học, cao đẳng, kỹ thuật chuyên nghiệp, dạy nghề.

Bạn có thể đăng ký tham gia tại trường mình đang theo học. muốn biết thêm chi tiết xin liên hệ trực tiếp với trường mình theo học hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.