Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Du học Nhật Bản có được đi làm thêm không



Em muốn đi du học Nhật Bản vừa học vừa đi làm có được không? Điều kiện để du học tại Nhật như thế nào? Trong thời gian du học, nhà trường có tạo điều kiện cho em làm thêm không? Thời gian học và thời gian làm việc thế nào? (duyen, friendboy80@ )

- Trả lời của Công ty du học Hiền Quang:
Du học Nhật Bản Vừa đi học vừa đi làm, là cách thức áp dụng rất nhiều của các bạn du học sinh đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Như vậy em có thể đi du học tại Nhật vừa đi học và đi làm cũng giống như những anh chị trước đã và đang sống học tập và làm việc hiện tại ở Nhật.
Ban đầu sang em phải học tại trường tiếng từ 1 đến 2 năm sau đó chuyển lên học chuyên ngành, học Nghề, CĐ, ĐH. Vì em là sinh viên ngoại quốc nên các trường tại Nhật điều có bộ phận hướng dẫn hỗ trợ sinh viên, như vậy nếu em có nhu cầu đi làm thêm nhà trường sẽ giới thiệu việc làm thêm cho em.

Thời gian đi học: Từ 3 giờ đến 3,5 giờ/ ngày
Thời gian đi làm: Từ 4 giờ đến 8 giờ/ ngày
Thu nhập: Từ 1200 USD đến 2000 USD/ tháng

ĐIỀU KIỆN DU HỌC NHẬT BẢN
•    Tốt nghiệp THPT trở lên
•    Có chứng chỉ tiếng Nhật tương đương N5 trở lên

HỒ SƠ DU HỌC GỒM CÓ
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)
3.   Học bạ THPT hoặc bảng điểm Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có" (1 bản sao + gốc)
4.   Chứng nhận tiếng Nhật "nếu có" (1 bản sao + gốc)
5.   Hộ chiếu (1 bản sao + gốc)
6.   Chứng minh nhân dân (1 bản sao)
7.   Sổ hộ khẩu (1 bản sao)
8.   Sổ quyền sử dụng đất  (1 bản sao)
9.  Giấy khám sức khỏe (1 bản gốc)
10.  8 ảnh (3x4) và 8 ảnh (4x6) (mới chụp)
11. Chứng minh nhân dân của Bố và Mẹ (1 bản sao)
12.  Nếu là Tu Nghiệp Sinh “TNS” phải nộp (Hộ chiếu, chứng nhận “TNS”, Sơ yếu lý lịch, Hợp đồng “TNS”)

Nếu hồ sơ du học sinh không đáp ứng được 1 trong các thủ tục như trên, hãy liên hệ với Công ty chúng tôi để được trợ giúp.




Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học Tại Nhật Bản Bao Lâu?
Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tại trường tiếng ở Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học. Sau đó, chuyển lên học tại các trường Dạy Nghề, Cao Đẳng hay Đại Học, cũng có một số ít trường Đại Học yêu cầu thi nên việc chọn vào học tại các trường có chuyên ngành mà mình muốn học bạn nên xem kỹ trường đó có yêu cầu thi hay không.

Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật - chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.

Thời gian các hệ học

Đại học: Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm. Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.

Sau đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor) học 5 năm. Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm). Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.

Cao đẳng: Học 2 năm, nhưng có khoa như điều dưỡng học 3 năm. Trường kỹ thuật - nghiệp vụ: là trường dạy nghề, học từ 1 đến 3 năm (nhưng phần lớn học 2 năm). Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm (có môn học lâu hơn), dành cho đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Để tốt nghiệp ĐH trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 môn học; thời gian 6 năm, sinh viên ngành y, nha khoa phải có trên 188 môn học, ngành thú y phải có trên 182 môn học. Về cao học (trên 2 năm), sinh viên cần có trên 30 môn học. Đối với cao đẳng, học 2 năm trở lên, cần có trên 62 môn học; nếu học 3 năm, cần có trên 92 môn học. Còn tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.

Có 2 cách xin học bổng: Nộp đơn ở nước ngoài trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu. Ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể chỉ dựa vào học bổng.


Du Học Nhật Bản Sự Lựa Chọn Sáng Suốt
 DU HỌC NHẬT BẢN 2013. Công ty tư vấn du học Hiền Quang chính thức thông báo với toàn thể những ai mong muốn có cơ hội được học tập và làm việc tại đất nước của sứ sở hoa anh đào : Tuyển sinh du học Nhật Bản, đây là chương trình du học vừa học vừa làm.

YÊU CẦU DỰ TUYỂN :
Nam, Nữ tuổi từ 18 đến 30. (Những bạn dưới 18 tuổi, đang học cấp 3 cũng có thể đăng ký du học tại Công ty tư vấn
du học Nhật Bản Hiền Quang. Chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ với những ai tốt nghiệp PTTH, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học.
Nếu bạn biết tiếng Nhật là một lợi thế khi xin Visa du học Nhật Bản. Nếu bạn không biết tiếng Nhật sẽ được đào tạo công ty.

NHẬT BẢN – Chương trình Tu Nghiệp Sinh.
Trước đây tôi đã từng viết một bài về chương trình “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật Bản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn hỏi chúng tôi về “sự lựa chọn giữa 2 con đường là “
du học Nhật Bản” và “Tu Nghiệp Sinh” thì con đường nào là đúng đắn nhất..??”
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi chúng tôi xin điểm qua những nét chính của hai chương trình này.

Chương trình đi tu nghiệp sinh như thế nào?
Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chương trình mà chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc….v.v…, đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển. Theo tinh thần hợp tác thì TNS sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng. Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh”, được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng. Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. “Nghiệp đoàn” tiếp nhận TNS cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn từ 6.000 USD đến 8.000 USD
Tuy nhiên, việc sang Nhật Bản theo hình thức Tu Nghiệp Sinh hiện tại cũng rất khó do có các quy định mới của nghiệp đoàn như: Tay nghề cao, chiều cao, cân nặng, sức khỏe, trình độ tiếng Nhật..v.v… Bên cạnh đó, để tìm được “đơn hàng” phù hợp cũng khiến không ít bạn trẻ chờ đợi hàng năm trời mà chưa được đi TNS.

So sánh giữa “du học Nhật Bản” và “Tu nghiệp sinh”
Ưu điểm của du học Nhật Bản so với TNS:
Du học Nhật Bản, bạn được phép đi làm thêm tối thiểu 28h/1 tuần. Mức lương tối thiểu khoảng 120,000 yên/ 1 tháng (khoảng 32 triệu đồng). Nếu so với lương làm việc của TNS thì mức lương của du học sinh cao hơn.
Không chỉ trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản (từ 4 năm đến 6 năm), mà sau khi học xong tại Nhật Bản, bạn được phép ở lại làm việc tại Nhật Bản không giới hạn thời gian. Còn với chương trình TNS bạn được phép sinh sống và làm việc tối đa tại Nhật Bản là 3 năm.
Khi bạn tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật và Bằng cấp của bạn hơn hẳn các bạn TNS. Do đó, con đường thành công của bạn sẽ cao hơn so với các bạn đi TNS.

Những điểm hạn chế:
Du học tại Nhật Bản có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bản thân bạn. Vì ngoài việc học bạn còn phải lo đi làm kiếm tiền trang trải các khoản chi phí tại Nhật Bản như: Tiền học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền đi lại và chi tiêu cá nhân…v.v.. Do đó, dù bạn có “cày cuốc” thì số tiền bạn gửi về quê nhà vẫn ít hơn các bạn đi TNS. Các bạn đi TNS thì chỉ lo mỗi việc là làm sao có đủ sức khỏe để “cày”
Chi phí ban đầu cho việc đi du học Nhật Bản thường cao hơn so với đi TNS từ 1,2 đến 1,5 lần. Đo đó, đối với những gia đình không có đủ điều kiện tài chính, thì đây cũng là trở ngại rất lớn khiến ước mơ sang Nhật Bản học tập không thành hiện thực.
Nói tóm lại, việc đi Du học Nhật Bản hay đi TNS, cái nào tốt hơn phụ thuộc vào cách nghĩ của bạn.
Nếu bạn nghĩ, chỉ cần sang Nhật làm việc 3 năm kiếm cho đủ 500 triệu (thông thường sau 3 năm làm việc, mỗi TNS mang về nước trung bình 400 triệu). Khi trở về quê hương có chút vốn để làm ăn và xây dựng gia đình. Tôi khuyên bạn nên chọn chương trình TNS.
Nếu bạn có ước mơ và hoài bão, muốn kiếm tiền và muốn học tập để có 1 tương lai tươi sáng hơn. Bạn nên chọn du học Nhật Bản. Vì vậy, du học Nhật Bản là đầu tư dài hạn, đầu tư vào tương lai. Còn TNS là đầu tư ngắn hạn.

Lưu ý: Các bạn học sinh đã tốt nghiệp Cấp 3, Trung cấp,  Cao đẳng, Đại học mà đăng ký đi TNS, chúng tôi thấy hơi phí. Với tấm bằng của các bạn thì hoàn toàn có thể sang Nhật học tiếng từ 1,5 năm đến 2 năm. Sau đó chuyển đổi sang Visa làm việc dài hạn tại Nhật Bản sẽ tốt hơn là các bạn lựa chon chương trình TNS.



  Top: Du học Nhật Bản có được đi làm thêm không, Du học Nhật Bản có được đi làm thêm không

Du học tự túc tại Nhật Bản



Hằng năm Nhật Bản đón nhận hàng trăm ngàn du học sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản nhằm giao lưu học hỏi, trao đổi văn hóa, cấp nhiều chương trình học bổng khác nhau và nhẹ nhàng trong việc xét hồ sơ du học mà hằng năm số lượng du học sinh sang Nhật học ngày một tăng nhanh. Theo tính toán sơ bộ, số lượng du học sinh đi học tại Nhật theo diện tự túc chiếm đến 95,8% và đi theo diện học bổng Chính phủ hay các chương trình học bổng khác chỉ chiến 4,2%.
Như vậy số lượng du học tự túc là phương thức lựa chọn tốt nhất cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn nắm về chương trình du học tự túc như thế nào nhé!

Du học tự túc tại Nhật có 3 hình thức khác nhau:
1/  Du học tiếng Nhật:
Là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa đủ giỏi để vào học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,… hoặc có mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có gần 500 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho du học sinh. Ngoài ra, tại 52 Trường đại học dân lập, 11 Trường đại học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học.
Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) của các Trường Đại học dân lập
Khoa Du học sinh là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh, nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học, Đại học ngắn hạn. Đây là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của một Trường Đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản.
Nhật Bản có 52 Trường Đại học dân lập và 11 trường Đại học ngắn hạn dân lập có Khoa Du học sinh. Bạn phải căn cứ vào mục đích du học, lĩnh vực cần học, chương trình dự định sẽ học sau khi học xong Nhật ngữ mà chọn Trường đại học có Khoa Du học phù hợp. Nếu bạn dự định học tiếp lên Cao học của trường có Khoa Du học mà bạn chọn, tuỳ mỗi trường có cách tuyển chọn riêng nhưng cũng có trường có chế độ cho chuyển thẳng từ Khoa Du học lên Đại học.

Các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận (có khoảng 500 trường)

Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không.
Các chương trình đào tạo tiếng Nhật hoặc chương trình giáo dục dự bị này chủ yếu xét tuyển dựa trên hồ sơ. Sau khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật này, một số du học sinh thì đi làm ngay (tại Nhật hoặc về Việt Nam), một số thì học tiếp theo các hình thức (2) hoặc (3) dưới đây tuỳ theo năng lực.

2/  Du học diện nghiên cứu sinh:
Nghiên cứu sinh là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Rất nhiều du học sinh đã vào học khoá này 1 năm để chuẩn bị ôn thi vào Cao học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Tuy nhiên, không phải tất cả các du học sinh sau khi tham dự khoá Nghiên cứu sinh này đều thi đỗ vào Cao học, một số du học sinh thi trượt đã phải về nước. Ngoài ra, cũng có một số Trường Đại học hay một số khoa lại bắt buộc muốn du học sinh tham dự khoá Nghiên cứu sinh trước khi thi vào Cao học.
Du học sinh khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật nhưng chưa đủ điều kiện thi vào Cao học thường chọn vào học Khoá Nghiên cứu sinh này để chuẩn bị ôn thi vào Cao học. Ngoài ra, một số du học sinh khi vẫn còn ở nước ngoài nhất là những người đã biết tiếng Nhật cũng có thể nộp hồ sơ và được chấp thuận vào học Khoá này vì điều kiện tuyển chọn vào học Nghiên cứu sinh không khắt khe bằng tuyển chọn vào Cao học.

3/  Du học dài hạn:
Là chương trình đào tạo chính quy lấy học vị cử nhân Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường Cao đẳng, Dạy nghề, Đại học của Nhật Bản. Để vào học các chương trình chính quy, du học sinh cần phải trải qua một kỳ thi đầu vào. Phần lớn các kỳ thi đầu vào đều tổ chức tại Nhật Bản. Thông thường, du học sinh sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản như giới thiệu ở trên sẽ tham dự các kỳ thi đầu vào này để học tiếp lên các chương trình đào tạo chính quy. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã học tiếng Nhật ở nước ngoài không cần sang Nhật để tham dự kỳ thi đầu vào này, từ năm 2002 các Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) đã bắt đầu tổ chức Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU) tại nước ngoài.
Theo chương trình trao đổi sinh viên giữa các Trường đại học ở Nhật Bản và Việt Nam có ký kết hợp tác. Thời gian du học thông thường khoảng 1 năm.


Tu Nghiệp Sinh đăng ký du học Nhật

Hằng năm, số lượng người đi “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật Bản ngày càng gia tăng. Nhật bản được biết đến là nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, để đáp ứng cho sự phát triển nên nhân lực là yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp Nhật Bản hướng tới. Để cân đối trong kinh doanh và giảm chi phí nhất là tiền lương phải trả hằng tháng cho nhân viên. Theo mức sống và thu nhập của người Nhật chi phí quá cao, việc thu nhập cũng phải đáp ứng được nhu cầu sống của người lao động là hiển nhiên.
Như vậy, không ít các doanh nghiệp Nhật Bản chọn phương pháp tuyển lao động nước ngoài để bớt gánh nặng chi phí. Theo tính toán sơ bộ cho thấy, nếu người nước ngoài làm việc tại công ty của ở Nhật, thì thu nhập không bằng một nửa mà số tiền người Nhật làm ra, về công việc và tiến độ thì không thu kém gì người Nhật, với thu nhập của các “Tu Nghiệp Sinh” không bằng một nửa này mà so sánh với thu nhập hiện tại của Việt Nam thì con số này quá lớn, với một “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật trong vòng 3 năm, sau khi trừ chi phí về nước đều có được trong tay số tiền từ 400 đến 600 triệu đồng. Nói ra ở đây không ai tin nổi nhưng đây là sự thật, bạn có thể tham khảo liên hệ một số người đã từng đi “Tu Nghiệp Sinh” thì sẽ rõ hơn.
Điều đáng tiếc nhất là đi “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật khác với các nước khác, Chính Phủ Nhật Bản đặt ra qui định rất khắt khe, là cho phép người nước ngoài vào Nhật Bản làm việc theo hình thức “Tu Nghiệp Sinh” có thời hạn chỉ 3 năm là tối đa. Như vậy với những ai về nước để tìm lại một công việc như mong muốn là không hề đơn giản, vì thế công việc của bạn sẽ bị gián đoạn và bế tắc.
Hiện nay, không ít “Tu Nghiệp Sinh” tìm mọi cách bằng nhiều hình thức khác nhau để đến được Nhật Bản tiếp tục con đường mưu sinh của mình, nhiều người sẵn sàng chi cho các trung tâm du lịch hay xuất khẩu lao động để xin lại Visa cho mình, thế nhưng họ chỉ nhận lại con số (0). Đến đây mình khuyên bạn một điều đừng chi tiền như vậy vô ích. Tuy nhiên, Nhật Bản luôn có quy tắc xét visa của họ đối với những người đã từng là “Tu Nghiệp Sinh” , bạn có thể đăng ký du học lại bình thường với hai trường hợp sau đây.
•    Nếu là "Tu Nghiệp Sinh" về trước hạn theo quy định hợp đồng, bạn có thể đăng ký du học trở lại bình thường.
•    Nếu là "Tu Nghiệp Sinh" về nước đúng theo quy định hợp đồng, phải về nước ít nhất một năm rồi bạn có thể đăng ký du học trở lại được.

Trường hợp sau đây sẽ không bao giờ và vĩnh viễn không thể sang lại Nhật Bản được đó là: Vi phạm pháp luật tại Nhật như ăn cắp, trộm, … và bị trục xuất về nước. Điều này xin cảnh bảo cho tất cả những ai đang có ý định sang Nhật du học, du lịch, xuất khẩu lao động,… đừng nên có ý định đó vì nó sẽ hủy đi sự nghiệp và tương lai của bạn.
Chúc các bạn thành công!


Chứng minh tài chính du học Nhật

Theo yêu cầu của (Cục nhập cư Nhật Bản) cho việc xin visa du học tại Việt Nam.
Người bảo trợ là ai?
Là người thân có mối quan hệ mật thiết với người đi học như Bố, Mẹ, Anh, Chị, Chồng, Vợ, Cô, Chú,…v.v.

Điều kiện bảo trợ tài chính như thế nào?
-    Người này đảm bảo có nguồn thu nhập rõ ràng từ 250 triệu/1 năm trở lên, đảm bảo thu nhập như vậy trong 3 năm trở lại đây.
-    Có số tiền gửi tại Ngân hàng trước 3 tháng tối thiểu 500 triệu.
Thủ tục về thu nhập:
-    Người bảo trợ tài chính là chủ doanh nghiệp, cung cấp giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính 3 năm trở lại đây.
-    Người  bảo trợ tài chính là công nhân viên chức, cung cấp hợp đồng lao động, xác nhận thu nhập, chứng từ nộp thuế và bảo hiểm.
Như vậy việc chứng minh không hề dễ dàng đối với công dân Việt Nam. Nhưng bạn không phải bận tâm về việc chứng minh này, chúng tôi giúp bạn đáp ứng đủ điều kiện để đảm bảo visa 100% theo nguyện vọng như mong muốn.
Hãy liên hệ với chúng tôi để giúp bạn, chúc bạn thành công.




Lo lắng khi du học tại Nhật Bản



1. Bạn không đủ tự tin với tiếng Nhật
Hàng rào ngôn ngữ là một trong những trở ngại mà các sinh viên Việt Nam cảm thấy e dè nhất. Sinh viên Việt Nam được đánh giá là thông minh, chăm chỉ. Nhưng khi các bạn bước vào môi trường sống mới, thực tế cho thấy sau những ngày tháng đầu tiên nhiều bạn đã mất dần sự tự tin bởi không giao tiếp tốt với người bản xứ và bạn nào không cố gắng vượt qua có nghĩa là bạn đang tự đánh mất cơ hội của bản thân.

2. Bạn lo lắng về chi phí du học cao
Khó khăn đầu tiên của một sinh viên khi đi du học, đó chính là Chi Phí. Những sinh viên du học bằng học bổng nhận được từ Chính Phủ hoặc từ các Tổ chức Phi Chính Phủ có thể trang trải phần nào chi phí cho các bạn nhưng với du học sinh tự túc, chi phí để các bạn trang trải là khá lớn. Trong khi đó du học sinh tại Nhật được phép làm thêm 28 tiếng/tuần. Vậy nên chúng tôi khuyên bạn phương pháp vừa học vừa làm, biết sắp xếp quỹ thời gian hợp lý bạn có thể đảm bảo kết quả học tập lại vừa có cơ hội trau dồi tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân,  công việc làm thêm không đơn thuần là vì chuyện lo cơm áo nữa mà đó chính là môi trường học tập lý tưởng, cơ hội rèn luyện bản thân mà không có trường lớp nào cung cấp được và vấn đề tài chính cũng không còn trở thành gánh nặng cho gia đình. Đó chính là ưu điểm khi lựa chọn Du học Nhật Bản.

3. Bạn lo lắng bởi thủ tục phức tạp, rườm rà
Hiện nay, thủ tục xin du học cũng đã được nới lỏng, việc lựa chọn trường, thủ tục xin visa…  cũng trở nên dễ dàng hơn. Với kinh nghiệm của chuyên gia người Nhật và những người đã từng du học chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ làm hồ sơ miễn phí cho từng đối tượng, giúp các bạn hoàn thành thủ tục gọn gàng nhanh chóng. Chúng tôi cam kết tư vấn uy tín – trách nhiệm, đảm bảo mang đến cái nhìn đúng đắn, chân thực nhất khi lựa chọn Du học Nhật Bản.


Du học Nhật Bản miễn phí

Trong xu thế hội nhập ngày nay, “du học nước ngoài” không còn là một từ ngữ quá xa lạ đối với nhiều phụ huynh và học sinh, sinh viên. Có bạn chọn những nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Úc, có bạn chọn những nước sử dụng chữ tượng hình – một loại chữ được đánh giá là khó học và khó nhớ - như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan.
Dù chọn nước nào du học đi chăn nữa thì các bạn cũng phải chuẩn bị những loại giấy tờ giống nhau để có thể hoàn tất hồ sơ. Quá trình nộp hồ sơ có thể thông qua một trường hoặc một trung tâm tư vấn du học để thực hiện dịch vụ tư vấn làm hồ sơ chọn trường, cung cấp thông tin về cuộc sống sinh hoạt và học tập, về việc làm thêm của đất nước mà các bạn sắp đặt chân đến.
So với du học ở Anh, Mỹ, Úc thì những giấy tờ cần chuẩn bị cho bộ hồ sơ du học Nhật Bản đơn giản hơn nhiều. Chính phủ Nhật Bản đã có chính sách tiếp nhận du học sinh vào Nhật Bản và cũng tạo nhiều điều kiện để du học sinh nước ngoài có thể làm thêm trang trải chi phí sinh hoạt hằng tháng. Du học Nhật Bản cũng không cần phải qua phỏng vấn mới có được visa. Sau khi nộp những giấy tờ cần thiết cho Sở Lưu Trú Nhật Bản thì sẽ xem xét và đưa ra kết quả trong vòng 2 tháng trước kỳ nhập học (một năm có bốn kỳ nhập học: tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10). Nếu nhận được Giấy cho phép nhập cảnh vào Nhật Bản của Sở Lưu Trú Nhật Bản thì chỉ cần nộp hồ sơ xin visa ở Đại Sứ Quán Nhật Bản hoặc Lãnh Sự Quán Nhật Bản ở Việt Nam là họ sẽ cấp trong vòng 3 ngày hoặc 5 ngày làm việc. Đó là những thông tin cơ bản mà các bạn có ý định, nguyện vọng du học Nhật Bản cần biết.
Từ khi thị trường du học Nhật Bản ngày càng rộng mở với nhiều sinh viên Việt Nam, nhiều trung tâm tư vấn du học đã không ngần ngại tranh giành và khai thác thị trường này. Thế nhưng, những trung tâm cung cấp thông tin chính xác cho các bạn học sinh, sinh viên thì ít mà lấy phí dịch vụ cao. Điều này gây tâm lý hoang mang lo ngại cho các bạn học sinh, sinh viên và cũng làm mất lòng tin của các vị phụ huynh đối với việc cho con du học Nhật Bản vì “tiền mất tật mang”, mất rất nhiều tiền nhưng cuối cùng con họ vẫn ở Việt Nam mà không sang Nhật đúng như kế hoạch. Điều này còn ảnh hưởng không nhỏ đến những định hướng học tập cho con em.
Trước tình hình đó, chúng tôi muốn gửi đến các bạn học sinh, sinh viên những bạn thật sự có ý muốn du học Nhật Bản để mở rộng tri thức, hãy cẩn thận trong việc lựa chọn trường, trung tâm tư vấn để trao gửi hồ sơ, vì thông tin của các bạn đều được Sở Nhập Cảnh Nhật Bản lưu lại và cứ mỗi lần nộp hồ sơ thì họ sẽ đối chiếu với những giấy tờ mà bạn đã nộp trước đó. Ngoài ra, Sở Lưu Trú cũng nắm rất rõ tình hình của các trường, trung tâm tư vấn du học Nhật Bản tại Việt Nam. Do đó, khi họ đã không tin tưởng vào một trường, trung tâm tư vấn du học nào thì những hồ sơ do trường hoặc trung tâm đó gửi đi đều có khả năng bị từ chối giấy phép lưu trú rất cao. Vì vậy, việc lựa chọn trường hay trung tâm tư vấn du học tại Việt Nam cũng quan trọng không kém việc lựa chọn trường nhập học tại Nhật Bản.

Qua đây, với kinh nghiệm làm du học Nhật Bản của đội ngũ nhân viên Công Ty TNHH Tư Vấn Du Học Hiền Quang nhằm mục đích kết nối giáo dục Việt Nam và Nhật Bản gần nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bạn du học sinh hoàn thành chương trình học của mình ở Nhật cũng như chuẩn bị bước đầu cho việc du học của bạn tại Việt Nam.  

Chúc các bạn học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả học tập tốt và gặt hái nhiều thành công trong tương lai.


Những điều cần biết khi du học Nhật

Q.1:    Khi nộp hồ sơ du học Nhật Bản, có cần thiết phải nộp tất cả các giấy tờ gốc hay không?
 Những giấy tờ cá nhân bảng gốc đều thuộc tài sản cá nhân, không có cá nhân hay tổ chức nào được quyền giữ giấy tờ cá nhân bảng gốc của người khác, trừ các cơ quan chính quyền. Vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ du học, các bạn cần phải nộp giấy tờ bảng phô tô công chứng và bảng gốc như các bằng cấp, bảng điểm, học bạ, xác nhận công việc,.. theo sự hướng dẫn của Công ty Tư Vấn Du Học Hiền Quang, khi trường ở Nhật Bản đã tiếp nhận và có thể nộp hồ sơ của các bạn lên Sở Lưu Trú Nhật Bản. Sau khi có kết quả xét hồ sơ họ sẽ trả lại toàn bộ bảng gốc cho các bạn.

Q.2:     Hồ sơ phải chuẩn bị trước các đợt nhập học bao lâu?

Với những trường lớn có uy tín và chất lượng giảng dạy tốt, thì họ sẽ có 4 đợt tuyển sinh trong một năm: Tháng 1, 4, 7, 10 hằng năm. Họ sẽ tiếp nhận hồ sơ trước mỗi đợt nhập học 3 tháng, sau đó sẽ xem xét hồ sơ và nộp cho Sở Lưu Trú Nhật Bản. Sở Lưu Trú Nhật Bản tiếp nhận hồ sơ xét duyệt và thông báo kết quả cho trường trước đợt nhập học.

Q.3:     Du học Nhật Bản có giới hạn độ tuổi không?

  Du học Nhật Bản không giới hạn độ tuổi đối với người đi học. Các bạn đăng ký du học Nhật Bản tối thiểu phải tốt nghiệp cấp 3. Đối với các bạn tốt nghiệp Cao Đẳng, hay Đại học là một lợi thế.

Q.4:     Có phải nộp bằng tiếng Nhật (tương đương trình độ N5) khi đăng ký du học Nhật Bản không?

Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc là “Tại sao tôi phải có bằng tiếng Nhật trước khi đến Nhật? Vì tôi đăng ký du học Nhật Bản là để học tiếng Nhật. Ngoài thời gian học tại trường ở Nhật Bản, các bạn còn phải tự sinh hoạt do đó các bạn cần có trình độ tiếng Nhật sơ cấp để không gặp khó khăn ngoài giờ học ở trường. Đối với những bạn chưa có bằng chứng nhận tiếng Nhật, các bạn hoàn toàn vẫn có thể đăng ký tham gia du học Nhật Bản với giấy chứng nhận đã học tối thiểu 150 giờ tiếng Nhật tại các trường Nhật Ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải giấy chứng nhận học tiếng Nhật của trường Nhật Ngữ nào ở Việt Nam cũng được chấp nhận.

Q.5:     Du học Nhật Bản có phải phỏng vấn xin visa giống như du học Mỹ, Anh, Úc,.. không?

Du học Nhật Bản không có bước phỏng vấn xin visa như du học Mỹ, Anh, Úc,…. Khi các bạn đã nhận được Giấy phép Nhập cảnh vào Nhật Bản của Sở Lưu Trú, các bạn sẽ nộp Giấy phép này cùng với passport và Giấy báo Nhập học của trường nơi bạn đăng ký học cho Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Việt Nam đợi trong vòng một tuần họ sẽ cấp Visa.

Q.6:     Học phí thông thường sẽ được đóng bằng cách nào?

Hầu hết, các khoản phí liên quan đến học phí đều được chuyển khoản trực tiếp sang trường nơi các bạn đăng ký học. Không một trung tâm tư vấn du học nào có quyền nhận học phí của các bạn hay đứng ra làm trung gian để nhận học phí sau đó chuyển sang trường ở Nhật Bản. Khi đến Ngân hàng để chuyển khoản học phí các bạn cần chuẩn bị: Passport, giấy báo nhập học của trường nơi các bạn đăng ký và giấy biên nhận học phí mà trường gửi.

Q.7:     Khi nào kết quả du học Nhật Bản mới được thông báo?

Sở Lưu Trú Nhật Bản thụ lý xét hồ sơ trong thời gian khoảng 2 tháng làm việc, sau đó trả kết quả về trường trước kỳ nhập học khoảng 15 đến 20 thời gian này trường thông báo về cho du học sinh biết kết quả.

Q.8:     Khi đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản và Giấy báo nhập học của trường thì đã có thể sang Nhật bản hay chưa?

Khi đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản và Giấy báo nhập học thì bạn sẽ phải hoàn tất thủ tục chuyển khoản học phí và chi phí cho trường, sau đó các bạn sẽ tiến hành làm thủ tục xin visa.

Q.9:     Thủ tục xin visa bao gồm những gì và có phải phỏng vấn để quyết định đậu – rớt không?

Thủ tục xin visa bao gồm: Passport, Đơn xin cấp visa, Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản, Giấy báo nhập học của trường đã đăng ký, 1 tấm hình (4x6). Khi xin visa, các bạn chỉ cần nộp những hồ sơ cần thiết tại Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Việt Nam. Cơ quan này sẽ nhận hồ sơ của bạn mà không phải phỏng vấn gì và sẽ hẹn bạn đến nhận visa sau một tuần. Phí xin visa hiện nay là 640.000 đồng.

Q.10:     Có trường hợp nào bị rớt khi xin visa du học Nhật Bản không?

Khi các bạn đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản thì 100% các bạn sẽ nhận được visa.

Q.11:     Học sinh du học Nhật Bản có được phép làm thêm hay không?

Chính phủ Nhật Bản quy định các du học sinh được phép làm thêm tối đa 28giờ / tuần, như vậy trung bình một ngày các bạn sẽ có thể làm được 4 tiếng/ ngày. Tuy nhiên, để có thể đi làm thêm, các bạn phải được trường mà các bạn học hướng dẫn để đăng ký và tiến hành làm giấy phép đi làm thêm. Thông thường thì phải mất 2 tháng sau khi đến Nhật, các bạn mới có thể quen dần với cuộc sống ở đây, sau đó dần dần mới có thể đi làm thêm được.

Q.12:     Thông tin liên quan đến việc làm thêm có thể tìm thấy ở đâu?

Thông tin liên quan đến việc làm thêm, các bạn có thể tìm ở các tờ báo hay tạp chí chuyên đăng về tìm kiếm việc làm thêm, hay có thể xem ở góc thông tin ở trường mà các bạn đang học. Trường bạn học sẽ cung cấp thông tin về những nơi đang cần tuyển người, hướng dẫn du học sinh cách viết Đơn xin việc, cách trả lời phỏng vấn. Ngoài ra, vì bạn có được nhận vào làm hay không còn tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật của bạn, cũng như kết quả phỏng vấn của người phụ trách.

Q.13:     Thời gian học tại các trường tiếng Nhật như thế nào?

Không có trường tiếng Nhật nào tại Nhật Bản được phép giảng dạy từ sáng đến chiều. Giờ học tiếng Nhật thường sẽ bắt đầu vào nửa buổi sáng: 9 giờ đến 12 giờ, hoặc nửa buổi chiều: 2 giờ đến 5 giờ.

Q.14:     Có thể học tiếng Nhật trong bao lâu tại Nhật Bản?

Đối với những trường tiếng Nhật, các bạn chỉ được học tối đa 2 năm. Sau 2 năm các bạn phải đăng ký học tại trường chuyên môn hoặc là học tại trường Đại học, Cao đẳng hay đi làm thì mới có thể nhận được visa ở lại Nhật Bản.



Thủ tục xin Visa du học Nhật Bản



Thủ tục xin Visa du học Nhật Bản
Xin visa du học
Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất (Số điện thoại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp Nhật: 03-3580-4111).

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Hộ chiếu
(2) Tờ khai xin cấp Visa (1 tờ)
(3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
(4) Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
(5) Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản)
+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
+ Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...
Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.
Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa
(1) Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
(2) Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45
Thời gian cần thiết
5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)
Ví dụ: Nộp đơn xin cấp Visa sáng thứ Hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Hai tuần tiếp theo.
Lệ phí
- Visa hiệu lực 1 lần: 570.000 VNĐ
- Visa hiệu lực nhiều lần: 1.130.000 VNĐ
Tiêu chuẩn cơ bản theo quy định về việc cấp visa
Theo quy định, nếu người xin cấp visa thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
-  Người xin visa được xác nhận chính xác là có hộ chiếu còn hạn sử dụng, có quyền và tư cách được trở về nước mình hoặc tái nhập lại nước người đó đang lưu trú.
-   Hồ sơ xuất trình xin visa phải đầy đủ hợp lệ.
-   Hoạt động dự định của người xin visa tại Nhật hoặc thân phận, vị trí và thời hạn
lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được
quy định tại Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn.

Thông tin liên hệ với Lãnh sự Quán hay Tổng lãnh sự Quán Nhật Bản:
+ Đại sứ quán tại Hà Nội
Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
+ Tổng lãnh quán tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 13 - 17 Nguyễn Huệ - Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang web đại sứ quán Nhật: http://www.vn.emb-japan.go.jp/


Du học Nhật Bản vừa học vừa làm
Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục đạt đẳng cấp Quốc tế, thế nhưng với chi phí học tập và sinh hoạt vừa phải và được sự ưu ái khuyến khích học hỏi giao lưu văn hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật cho nên Nhật Bản luôn là mối quan tâm lớn của hầu hết học sinh sinh viên Quốc tế, hằng năm có hàng 100 ngàn du học sinh vào Nhật đến từ nhiều vùng miền khác nhau, trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản là quốc gia có dân số già, thiếu lao động, Bộ Giáo Dục và Đào tạo Nhật Bản có nhiều chính sách tiếp nhận du học sinh nước ngoài vào Nhật, cho phép họ làm thêm với mức thu nhập cao để có thể tự trang trải chi phí cho việc học và cải thiện được số lượng lao động đáng kể.

Tích lũy tài chính
Khác với một số nước châu Âu, sinh viên hoàn toàn có đủ khả năng tự trang trải học phí và chi phí sinh hoạt trong quá trình du học tại Nhật Bản do được phép làm thêm. Về cơ hội việc làm, có thể nói 100% sinh viên Quốc tế có khả năng tìm được việc làm thêm ngoài giờ học với mức thu nhập hấp dẫn, tuỳ thuộc vào năng lực, khả năng tiếng Nhật và thời gian làm việc của từng sinh viên.

Nhiều phụ huynh lo lắng: Nếu cơ hội làm việc nhiều và dễ dàng như vậy, liệu các bạn trẻ có mải mê làm việc mà bỏ học không? Câu trả lời là không, vì theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, du học sinh chỉ có thể làm thêm 4 giờ/ngày, tối đa 28 giờ/tuần và mức thu nhập khoảng 32 triệu đồng/tháng. Việc làm cho sinh viên có rất nhiều loại hình, phong phú đa dạng. Nhiều bạn trẻ giỏi nấu ăn sẽ được trả lương cao khi làm trong nhà hàng Nhật. Các bạn thạo vi tính có thể làm những việc liên quan tới tin học, văn phòng..., công việc không quá vất vả nhưng có mức thu nhập khá. Hay du học sinh có thể chọn các việc làm thêm như phục vụ quán ăn, nhà hàng, khách sạn, công nhân đóng gói thực phẩm, gia sư…, với thu nhập từ 800 đến 1.200 Yên/giờ. Và nếu khả năng tiếng Nhật của họ có thể làm tốt công việc biên phiên dịch thì mức lương sẽ lên đến trên 2.000 Yên/ giờ.
Mặt khác, trong thời gian đầu khi học tiếng Nhật, du học sinh chỉ phải học 4 tiết/ ngày. Như vậy, việc sắp xếp thời gian để vừa làm vừa học là chuyện khá đơn giản. Các Trường đại học ở Nhật cũng rất khác ở Việt Nam, sinh viên có thể lựa chọn môn học theo thời gian thích hợp, miễn là hoàn thành đủ số đơn vị học trình theo quy định. Vì vậy, du học sinh có thể vừa học vừa làm mà không sợ ảnh hưởng đến thời gian học tập.

Trải nghiệm và học hỏi
Qua một thời gian ngắn du học Nhật Bản, nhiều du học sinh đã khẳng định đi làm thêm không chỉ giúp sinh viên có điều kiện được rèn luyện khả năng học tiếng Nhật, tích lũy tài chính trang trải cho cuộc sống mà còn được học hỏi và nâng cao nhiều kỹ năng sống nhờ tiếp xúc và làm việc với người Nhật. Cụ thể là họ học được tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, tính nghiêm túc, độc lập trong công việc của người Nhật, hòa nhập cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc Á Đông, rất gần gũi với Việt Nam.
“Có những kỹ năng, kiến thức các bạn không thể tìm thấy trong sách vở mà chỉ trải nghiệm được nơi đất khách khi hòa nhập vào cộng đồng của họ và cảm nhận, rồi biến nó trở thành thói quen, tác phong của mình, còn chần chừ gì nữa, hãy lên kế hoạch du học đến Nhật để được học hỏi thật nhiều điều hay và bổ ích nhé”, Mai Trang du học sinh tại Trường Nhật Ngữ MCA (Tokyo) chia sẻ.
Không những dễ dàng tìm được việc làm thêm nhờ sự hỗ trợ của các thầy cô ở Trường Nhật Ngữ MCA (Tokyo) qua việc hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc, cách trả lời phỏng vấn, Trang còn được nhiều người nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm khi làm việc tại các công ty Nhật. Còn Hùng thì quyết định thử thách mình khi làm thêm vào hầu hết các giờ rảnh trong tuần để trau dồi tiếng Nhật và nâng cao các kỹ năng sống. “Tuy có hơi vất vả một chút nhưng mình cho rằng đây là cơ hội để trưởng thành hơn khi quay về Việt Nam sau này”.
Như vậy, tài chính sẽ không còn là nỗi băn khoăn của các bạn trẻ khi quyết định chọn xứ sở "Phù tang" chuẩn bị hành trang cho bước đường tương lai, mà điều quan trọng là sự tự tin, ý chí và khả năng thích nghi, học hỏi của chính các bạn khi du học Nhật Bản.